Cảnh báo chống trộm ô tô hoạt động ra sao? Cách tắt còi báo

Đăng bởi Linh Xinh vào lúc 13/07/2023

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô là một thiết bị an ninh rất quan trọng trên xe ô tô. Vậy hệ thống này hoạt động như thế nào?

Xem thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng Cruise Control đúng cách
  • Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, đổ đèo là gì?
  • Các tác dụng của hệ thống kiểm soát lực kéo 

Cấu tạo hệ thống chống trộm trên xe ô tô

Có nhiều loại hệ thống chống trộm ô tô. Mỗi loại có cấu tạo và các tính năng tương ứng khác nhau. Tuy nhiên đa phần các loại cảnh báo chống trộm hiện nay đều có những bộ phận chính gồm:

  • Bộ điều khiển (ECU chống trộm): Tiếp nhận tín hiệu từ hệ thống công tắc, cảm biến, nếu phát hiện xe bị đột nhập sẽ truyền tín hiệu kích hoạt hệ thống báo động.
  • Thiết bị báo động gồm: Còi báo động, còi xe, đèn pha và đèn hậu. Những thiết bị này sẽ giúp báo động với xung quanh xe đang bị đột nhập.
  • Hệ thống công tắc gồm: Công tắc cửa xe, công tắc nắp capo, công tắc cửa khoang hành lý, công tắc khoá điện và cụm khoá cửa… Các công tác này giúp phát hiện trạng thái đóng/mở, sau đó truyền tín hiệu đến ECU chống trộm.
  • Hệ thống cảm biến: Cảm biến phát hiện xâm nhập giúp phát tín hiệu sóng vào cabin nhằm xác định sự chuyển động trong cabin và gửi tín hiệu đến ECU chống trộm.

Xem thêm:

  • Phanh ABS có tác dụng gì?
  • Hệ thống phanh BA là gì?
  • Những lưu ý khi xe có hệ thống cân bằng điện tử

Nguyên lý hoạt động hệ thống chống trộm trên ô tô

Hệ thống chống trộm trên ô tô có 4 trạng thái:

Trạng thái không làm việc: Khi này hệ thống không làm việc, thế nên sẽ không phát hiện nếu có trộm đột nhập.

Trạng thái chuẩn bị làm việc: Khi này là thời gian trễ cho đến khi hệ thống đạt được trạng thái báo động. Ở trạng thái này, hệ thống cũng không phát hiện được nếu có trộm đột nhập.

Trạng thái làm việc: Khi này hệ thống chống trộm hoạt động, có thể phát hiện nếu có trộm đột nhập.

Trạng thái báo động: Nếu có bất kỳ một cửa nào hoặc nắp capo bị mở khoá mạnh bất thường, cực ắc quy bị tháo, cửa kính bị phá, cabin có chuyển động bất thường… hệ thống công tắc và cảm biến sẽ truyền tín hiệu về ECU chống trộm. Sau khi xử lý, ECU chống trộm sẽ ra lệnh kích hoạt hệ thống báo động. Lúc này, còi báo động kêu vang, hệ thống đèn xe nhấp nháy liên tục. Ở một số hệ thống, ECU còn cản trở không cho phép xe khởi động.

Xem thêm:

  • Nguyên lý hoạt động túi khí ô tô
  • Hệ thống cảnh báo lệch làn đường là gì?

Hệ thống chống trộm Immobilizer là gì?

Hệ thống chống trộm Immobilizer là một hệ thống giúp ngăn xe khởi động động cơ khi mã ID truyền từ chìa khoá không phù hợp với mã ID đăng ký trước trong ICM (Immobilizer Control Module). Đây là một hệ thống giúp giảm đáng kể tỷ lệ trộm cắp ô tô bên cạnh các hệ thống cảnh báo chống trộm bằng còi và đèn.

Cấu tạo hệ thống chống trộm Immobilizer:

Bộ tách sóng vệ tinh kết hợp bộ truyền tính hiệu từ xa: Bộ phận này được tích hợp trong bộ chìa khóa ID của xe. Đây là nơi chứa dữ liệu mã hóa xe. Nếu không có tín hiệu từ bộ phận này thì ECU sẽ vô hiệu hóa xe.

Bộ điều khiển từ xa hệ thống chống nổ máy: Bộ phận này giúp nhận và truyền tín hiệu từ bộ tách sóng vệ tinh về ECU.

MICU (có bộ imoes tích hợp) và ECM/PCM: Bộ phận này giúp nhận và xử lý tín hiệu do bộ điều khiển từ xa hệ thống chống nổ máy truyền về.

Đèn báo: Đèn báo giúp thông báo tình trạng hoạt động của hệ thống. Nếu xảy ra hư hỏng, ECU sẽ gửi tín hiệu cảnh báo đến người dùng thông qua đèn báo này.

 

 

 

Xem thêm:

  • Ý nghĩa các đèn báo lỗi trên ô tô
  • Hướng dẫn sử dụng các chức năng trên xe ô tô
  • Sách hướng dẫn sử dụng xe ô tô và điều quan trọng cần biết

Nguyên lý hoạt động hệ thống chống trộm Immobilizer

Khi chìa khóa ID được đưa vào trong ổ khóa điện và xoay đến vị trí ON, bộ nhận tích hợp sẽ truyền tín hiệu đến bộ tách sóng vệ tinh. Sau đó, bộ tách sóng vệ tinh phát tín hiệu được mã hóa ngược trở lại cho bộ nhận tích hợp.

Tiếp theo bộ phận này sẽ truyền tín hiệu được mã hóa đến ECM/PCM và MICU. ECM/PCM và MICU tiến hành nhận diện tín hiệu được mã hoá này. Nếu tín hiệu trùng khớp sẽ cho cấp điện áp điều khiển bơm nhiên liệu và đánh lửa để khởi động động cơ. Nếu tín hiệu không phù hợp sẽ ngăn không cho động cơ khởi động.

Cách tắt còi chống trộm ô tô

Còi báo chống trộm ô tô giúp phát tín hiệu cảnh báo khi xe có dấu hiệu bị đột nhập. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp còi báo hiệu sai, kêu ầm ĩ gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Sau đây là một số cách tắt còi chống trộm ô tô trong những trường hợp này.

Mở cửa phía ghế lái

Trong trường hợp còi chống trộm kêu ầm ĩ mà điều khiển từ xa không hoạt động thì nên sử dụng chìa khoá để mở cửa phía ghế lái. Thông thường sau khi cửa mở còi sẽ tắt. Nếu cửa đang mở thì hãy thử khoá rồi mở lại bằng chìa.

 

 

Khởi động xe

Khởi động xe là một cách tắt còi chống trộm ô tô nhanh. Đa phần các hệ thống cảnh báo chống trộm đều sẽ tự tắt và khởi động lại khi xe khởi động.

Tháo cọc bình ắc quy

Còi báo động hoạt động dựa vào hệ thống điện trên xe. Do đó, nếu tháo cọc bình ắc quy ô tô thì còi báo động chống trộm sẽ tắt. Hãy sử dụng cờ lê để tháo cọc âm của bình ắc quy. Sau khi còi tắt thì lắp lại cọc.

Tháo cầu chì của hệ thống

Tìm trong bảng cầu chì ô tô và tháo cầu chì của còi báo thì còi báo sẽ tắt.

Đưa xe đến gara

Trong trường hợp đã thử tất cả cách trên mà vẫn không xử lý được vấn đề thì nên đưa xe đến gara để kiểm tra, sửa chữa.

 

 

Tags : cảnh báo chống trộm ô tô, hệ thống cảnh báo chống trộm ô tô, tính năng và công nghệ của cảnh báo chống trộm ô tô, lợi ích và ưu điểm của cảnh báo chống trộm ô tô, cách hoạt động và cài đặt hệ thống cảnh báo chống trộm ô tô, loại cảnh báo chống trộm phổ biến trên ô tô, phản ứng và xử lý khi cảnh báo chống trộm ô tô được kích hoạt.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM